Hệ số K là gì và Hệ số K bao nhiêu thì doanh nghiệp phải giải trình

Nội dung

Công thức tính hệ số K như thế nào? 

K = Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn/ (Tổng giá trị hàng tồn kho + Tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn

Trong đó:

– K: Tham số cảnh báo giám sát hóa đơn

– Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn: Tổng giá trị hàng hóa bán ra chưa bao gồm thuế GTGT

– Tổng giá trị hàng tồn kho: Tổng giá trị hàng tồn kho

– Tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn: Tổng giá trị hàng hóa mua vào chưa bao gồm thuế GTGT

Như vậy, nếu người nộp thuế sử dụng hóa đơn điện tử vượt ngưỡng hệ số K thì hệ thống sẽ phát đi cảnh báo hóa đơn và đồng thời đưa vào danh sách quản lý.

 

Hệ số K bao nhiêu thì doanh nghiệp phải giải trình? 

– Hệ số K quy định > Hệ số K thực tế tại đơn vị → là mức an toàn vì lượng hàng hoá bán ra nhỏ hơn giá trị hàng hoá tồn kho và mua vào.

– Hệ số K quy định < Hệ số K thực tế tại đơn vị → là có rủi ro sai phạm về xuất hoá đơn khống.

Như vậy có thể hiểu, Hệ số K thực tế tại đơn vị càng cao so Hệ số K quy định → thì rủi ro sai phạm về xuất hoá đơn khống càng cao và doanh nghiệp thường sẽ phải giải trình với cơ quan thuế.

 

 

    Hỗ trợ giải đáp




    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *